Lá trầu không tươi - 120k/kg
- Chi tiết
- Được đăng: Thứ sáu, 26 Tháng 8 2022 17:42
- Viết bởi Admin4
- Lượt xem: 989
Lá trầu không tươi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian áp dụng điều trị viêm da, viêm nhiễm âm đạo, trĩ...Giá lá trầu không tươi - 120k/kg
Giới thiệu về lá trầu không tươi
Lá trầu không rất quen thuộc với người dân Việt Nam, không chỉ ngoài đời sống mà còn đi vào trong thơ ca, âm nhạc, truyện cổ tích,... Rất nhiều người không biết rằng, ngoài tên gọi trầu không, loài cây này còn được gọi bằng các cái tên khác như trầu cay, trầu lương, thổ lâu đằng,... Cây trầu không thuộc họ hồ tiêu và có tên khoa học là Piper betle L, cây thân leo và có cành hình trụ, rễ cây bén ở các mấu, lá trầu không mọc so le, hình tim tròn đôi khi không cân xứng.
Cây trầu không ưa ẩm và ánh sáng nên phát triển mạnh vào mùa mưa ẩm khoảng từ tháng 5 đến tháng 8. Lá trầu không thường được thu hoạch để ăn trầu, làm thuốc hoặc để cúng gia tiên trong các ngày lễ mùng một, ngày rằm,... hoặc các sự kiện quan trọng như cưới hỏi.
Trong 100g lá trầu không có thành phần như sau:
Năng lượng: 44 kcal.
Nước: 85.6g.
Protein: 3.1g.
Lipid:0.8g.
Muối khoáng: 2.3g.
Chất xơ: 2.3g.
Cacbohidrat:6.1g.
Canxi: 0.5g.
Sắt: 0.007g
Vitamin A: 2.5mg
Ngoài ra, lá trầu còn chứa một số dưỡng chất như vitamin nhóm B, axit ascorbic, caroten, tinh dầu,...
Xem thêm: Cacao Mass nguyên liệu làm Chocolate - 400k/kg
Một số bài thuốc từ lá trầu không
Trước kia, cây trầu không được rất nhiều gia đình trồng trong vườn, bên cạnh việc lấy lá ăn trầu, cây trầu không còn là một cây thuốc với nhiều tác dụng khác nhau. Sau đây là một số bài thuốc từ lá trầu không theo kinh nghiệm dân gian:
Sử dụng lá trầu không để sát khuẩn vết thương:
Vắt lấy nước từ lá trầu không để rửa vết thương, sau đó,dùng lá trầu sạch phủ lên trên vết thương và dùng gạc băng bó lại. Một cách khác là mọi người có thể rửa sạch lá trầu không rồi đun lấy nước rửa vết thương hằng ngày, vết thương sẽ nhanh chóng liền miệng.
Điều trị viêm họng
Dùng 5 lá trầu không giã lấy nước rồi thêm mật ong và ngậm, có thể từ từ nuốt hỗn hợp này. Đây là bài thuốc chữa đau họng rất hiệu nghiệm và được nhiều người làm theo.
Điều trị nhức đầu do thời tiết thay đổi
Dùng 5 lá trầu không giã dập rồi xoa vào đỉnh đầu hoặc thái dương, bạn sẽ thấy tình trạng nhức đầu được cải thiện đáng kể.
Thông tia sữa
Sau khi sinh, nếu mẹ bị cương sữa thì có thể sử dụng lá trầu không hơ hóng và úp vào bầu sữa, cách này sẽ giúp mẹ cảm thấy bớt đau nhức và sữa xuống nhanh hơn.
Điều trị nước ăn chân
Sử dụng 8g lá trầu không, 50g lá ráy thái nhỏ thêm nước đun sôi để nguội rồi ngâm chân. Nếu không có lá ráy thì chỉ cần sử dụng lá trầu không cũng rất hiệu quả.
Điều trị đau nhức, cảm cúm:
Sử dụng lá trầu không đánh gió (lưu ý không nhúng vào rượu) bạn sẽ thấy giảm thiểu các triệu chứng của cảm cúm.
Điều trị ngứa, viêm nhiễm vùng kín
Sử dụng lá trầu không vò nát và đun sôi với một chút muối rồi ngồi xông vùng kín. Sau khi nước nguội thì sử dụng làm nước rửa ngoài cũng rất hiệu quả trong điều trị ngứa vùng kín.
Điều trị mụn nhọt
Sử dụng một lượng bằng nhau lá trầu không, hoa dâm bụt, lá thồm lồm giã nát rồi bôi lên vị trí bị mụn nhọt.
Lá trầu không ngâm hậu môn
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không này nên được thực hiện sau khi đi đại tiện xong và hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm. Thao tác thực hiện như sau: đầu tiên, lấy một nắm lá trầu không đem ngâm trong nước muối 20 phút sau đó rửa sạch và đun với 4 lít nước. Đợi đến khi nước sôi thì đổ ra chậu, đợi cho bớt nóng thì ngâm hậu môn cho đến khi nước nguội là dừng.
Với cách làm này, tinh chất có trong lá trầu không sẽ dễ dàng thấm vào hậu môn, dần dần giúp búi trĩ được co lại. Thêm vào đó, nước ấm sẽ giúp cải thiện khả năng lưu thông của mạch máu, nhờ vậy mà viêm nhiễm và đau rát do trĩ cũng được giảm bớt.
Đắp lá trầu không vào hậu môn
Để chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không theo cách này cần chuẩn bị 1 nắm lá trầu không rửa sạch rồi ngâm với nước muối và để ráo. Tiếp sau đó lấy phần nguyên liệu đã chuẩn bị đem giã nát với chút muối và lọc lấy phần nước chấm lên búi trĩ, phần lá còn lại đắp xung quanh hậu môn và để đó khoảng 20 phút.
Liều dùng thông thường của trầu không là bao nhiêu?
Liều thông thường là 8–16g lá trầu không một ngày, dưới dạng thuốc sắc.
Có thể dùng ngoài, đắp lá tươi giã nát hoặc ngâm lá với nước để rửa vết loét, mẩn ngứa… với liều lượng tùy ý.
Khi dùng trầu không, bạn nên lưu ý những gì?
Để sử dụng một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc Đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này.
Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.
Không nên sử dụng dược liệu này cho phụ nữ có thai. Những đối tượng đặc biệt khác (trẻ em, người cao tuổi…) nếu muốn sử dụng hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia.
Trầu không có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.
Cửa hàng bán lá trầu không tươi tại Hà Nội
Nếu quý khách cần mua lá trầu không tươi tại Hà Nội, bạn có thể liên hệ trực tiếp với cửa hàng chúng tôi để được hỗ trợ. Giá lá trầu không tươi 120k/kg.
Hotline/Zalo: 0964.346.255 hoặc 0988.999.525.
Tại Hà Nội: Phòng 2817, Chung cư số 349 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội (vui lòng liên hệ trước khi đến).
Tại Sài Gòn: 184/17 Nguyễn Phúc Chu, P15, Q. Tân Bình, TP.HCM (vui lòng gọi trước khi đến).