1
Bạn cần cacao Hà Nội hỗ trợ gì không ạ?

Giới thiệu về ngành Cacao tại Đồng Nai

Giới thiệu về ngành Cacao tại Đồng Nai - 3.0 out of 5 based on 2 votes

Bạn đánh giá: 3 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Giới thiệu về ngành Cacao tại Đồng Nai

Có mặt trên đất Đồng Nai gần 30 năm qua thế nhưng phải đến năm 2003 cacao Đồng Nai mới được quảng bá rộng rãi. Hiện tại, cây cacao là một trong những cây trồng chủ lực của Đồng Nai. Cùng tìm hiểu về ngành Cacao tại Đồng Nai

Dện tích ca cao trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng mạnh

Cây ca cao đã được đưa vào trồng ở tỉnh Đồng Nai gần 30 năm, tuy nhiên, mãi cho đến năm 2003, thông qua chương trình “Cây ca cao quốc gia” với việc các doanh nghiệp ở Đồng Nai tham gia vào chương trình, từ đầu tư canh tác đến bao tiêu sản phẩm để xuất khẩu, hiệu quả kinh tế từ loại cây này mới ngày càng được khẳng định, trở thành cây trồng có thế mạnh trên địa bàn.

Hiện nay, diện tích ca cao trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là khoảng gần 1.200 hécta. Theo định hướng của tỉnh, đến năm 2015, diện tích ca cao sẽ được trồng là trên 4.200 hécta. Thời gian gần đây, do giá ca cao liên tục tăng trên thị trường thế giới, lợi nhuận người trồng ca cao thu được đạt từ 40 triệu đến 45 triệu đồng/hécta/năm đã khiến diện tích trồng ca cao tăng thêm rất nhanh.

Dện tích ca cao trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng mạnh

Với cách trồng xen kẽ ca cao với các loại cây trồng khác, người nông dân có thể tăng thêm thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với chỉ độc canh một loại cây trồng. Tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt chương trình phát triển cây ca cao giai đoạn 2011-2015, khuyến khích nông dân trồng xen ca cao trong vườn điều già cỗi hoặc cây lâm nghiệp.

Theo phân tích của ngành chức năng, các hộ nông dân chỉ nên áp dụng mô hình trồng xen ca cao với cây điều. Vì trong quá trình chăm sóc cây ca cao, cây điều cũng sẽ được hưởng lợi, năng suất có thể tăng gấp từ 2 đến 3 lần. Với giá hai loại nông sản điều và ca cao như hiện nay, người nông dân có thể thu lãi từ 70 triệu đến 80 triệu đồng/hécta/năm. Như vậy, với tổng diện tích cây điều của Đồng Nai hiện nay là vào khoảng 50 nghìn hécta, các hộ có thể trồng xen ca cao vào trong những diện tích trên sẽ cho thu về lợi nhuận khá cao.

Xem thêm: Chả cua Huế loại ngon nhất - 280k/kg

Các vùng trồng nhiều cacao ở Đồng Nai

Được biết, diện tích trồng ca cao ở Đồng Nai hiện tập trung nhiều ở các huyện như Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất, Xuân Lộc và Cẩm Mỹ . Theo nhận định, đầu ra của sản phẩm ca cao ngày càng tăng, trung bình mỗi năm nhu cầu tiêu thụ ca cao sẽ tăng từ 3% đến 4%, tương đương với 100 nghìn tấn. Tuy nhiên, thực tế lượng ca cao thu hoạch ở Đồng Nai mới chỉ đáp ứng được 70%.

Để hỗ trợ nông dân trồng cây ca cao đạt hiệu quả, vừa qua ngành nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai đã biên soạn tài liệu “Quy trình trồng, chăm sóc ca cao xen với cây điều và cây lâm nghiệp”, tài liệu này được cấp phát cho nông dân, từ đó, các hộ tham gia trồng ca cao sẽ nắm vững hơn kỹ thuật trồng loại cây này xen canh với cây điều. Nhiều trạm khuyến nông của các huyện như Tân Phú, Xuân Lộc và Trảng Bom còn xây dựng các mô hình điểm trồng xen ca cao trong vườn điều, cây lâm nghiệp để nông dân đến tham quan học hỏi kinh nghiệm.

Các vùng trồng nhiều cacao ở Đồng Nai

Quá trình "hồi sinh" cây ca cao ở Đồng Nai 

Cây ca cao được đánh giá đặc biệt phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh Đồng Nai. Trước những năm 90 của thế kỷ trước, diện tích ca cao tại Đồng Nai ước tính khoảng 800 ha, là nguồn thu nhập quan trọng của bà con nông dân do có thị trường tiêu thụ ổn định là các nước Đông Âu.

Tuy nhiên đến sau nửa cuối thập niên 90, cây ca cao mất dần chỗ đứng, không có thị trường tiêu thụ, nông dân bắt đầu chặt hạ, thay thế bằng cây trồng khác. Theo thống kê đến năm 2014, diện tích ca cao ở Đồng Nai từ 800 ha đã giảm chỉ còn khoảng 71 ha.

Quá trình "hồi sinh" cây ca cao ở Đồng Nai bắt nguồn từ ý tưởng và sự đam mê của ông Đặng Tường Khâm cùng các con mình. Năm 2005, ông Khâm vốn là một bác sĩ quân y đã thử nghiệm trồng lại những cây ca cao giống trên đất Đồng Nai.

Trải qua 13 năm nặng lòng với cây ca cao, cũng là từng đó năm với những thăng trầm, có cả thành công, có cả những thất bại, cha con ông Khâm đã thành lập Công ty TNHH Ca cao Trọng Đức và dần tái lập niềm tin cho bà con nông dân vào cây ca cao. Hiện ca cao đã lại trở thành một cây trồng quan trọng, mang lại thu nhập không nhỏ cho nông dân các huyện Tân Phú, Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Ông Bùi Ngọc Thanh, khu phố Hiệp Nhất, thị trấn Định Quán, huyện Định Quán hiện đang trồng 1,5 ha ca cao với hơn 1.000 cây, trong đó có 700 cây đang cho thu hoạch. Trung bình mỗi năm ông Thanh thu được từ 14 đến 15 tấn, với giá sàn thu mua là 4.000 đồng/kg của Công ty Trọng Đức, ông Thanh thu lợi hàng trăm triệu đồng.

Sản phẩm ca cao của Đồng Nai được đánh giá cao

Sản phẩm ca cao của Đồng Nai được đánh giá cao

Hiện nay, diện tích ca cao tại Đồng Nai đã tăng lên khoảng 400 ha, dù chưa bằng trước đây nhưng đã cho thấy sự tăng trưởng rất đáng kể. Toàn bộ diện tích này đều nằm trong chuỗi liên kết thuộc dự án "Cánh đồng lớn hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ ca cao trên địa bàn huyện Thống Nhất, Định Quán và Tân Phú, tỉnh Đồng Nai" được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt năm 2015.

Sản phẩm ca cao của Đồng Nai được đánh giá có phẩm chất hàng đầu thế giới với tỉ lệ bơ cao và hương vị đặc trưng. Đáng chú ý, ngoài việc xuất khẩu hạt ca cao thô thì Công ty Trọng Đức đã tiến hành các công đoạn chế biến, chế biến sâu sản phẩm từ ca cao như sô cô la, rượu ca cao, bột ca cao... tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, kể cả đi các thị trường khó tính như Nhật Bản. Tỉ lệ sản phẩm chế biến đạt khoảng 20% tổng sản lượng và mục tiêu năm 2018 sẽ đưa tỷ lệ này lên 40%.

Địa chỉ mua cacao Đồng Nai chính hãng

Địa chỉ mua cacao Đồng Nai chính hãng

Cửa hàng chúng tôi cung cấp cacao Đồng Nai chính hãng. Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ.

Hotline/Zalo: 0964.346.255 hoặc 0988.999.525

Tại Hà Nội: Phòng 2817, Chung cư số 349 Vũ Tông Phan , Thanh Xuân , Hà Nội (vui lòng liên hệ trước khi đến)

Tại Sài Gòn: 184/17 Nguyễn Phúc Chu, P15, Q. Tân Bình , TP HCM (vui lòng gọi trước khi đến)

Facebook: https://www.facebook.com/chodacsanvungmienvietnam